BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG BỆNH LAO

BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG BỆNH LAO

BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG BỆNH LAO

        Bệnh lao là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ,Theo báo cáo của tổ chức Y tế thế giới bệnh lao vẫn đang tiếp tục là một trong các vấn đề nghiêm trọng, gánh nặng về sức khỏe  cộng đồng và đứng trong top 10 những bệnh có nhiều người mắc và là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 2 trong các bệnh nhiễm trùng trên toàn cầu.

         Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ mắc lao cao, đứng thứ 11/30 nước có tỷ lệ mắc lao cao nhất toàn cầu, đồng thời đứng thứ 11/30 nước có gánh nặng bệnh lao đa kháng thuốc cao trên thế giới.

        Bệnh lao là do vi khuẩn lao gây lên, không phải là bệnh di truyền. Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp (người lành hít phải các bọt có chứa vi khuẩn lao do người bệnh ho khạc bắn ra). Bệnh lao có thể phòng và chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và chữa đúng cách.     

       * Đối tượng dễ mắc bệnh lao:

         - Người tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân lao phổi;

         - Người nhiễm HIV

         - Người mắc bệnh mạn tính: Đái tháo đường, loét dạ dày, tá tràng…

         - Người sử dụng thuốc giảm miễn dịch kéo dài.

         - Người nghiện ma túy, nghiện rượu, thuốc lá.

       * Các dấu hiệu nghi ngờ mắc lao:

         - Ho khạc đờm kéo dài trên 02 tuần

         - Người mệt mỏi, ăn uống kém, gày sút cân

         - Sốt nhẹ về chiều

         - Đau ngực, đôi khi khó thở

         - Ho ra máu

         Khi có những biểu hiện như trên cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám bệnh, tư vấn phát hiện bệnh sớm.

      * Muốn chữa bệnh lao có kết quả tốt cần phải:

        Thực hiện đúng hướng dẫn của thầy thuốc chuyên khoa. Điều trị có kiểm soát trực tiếp, dùng thuốc đúng, đủ liều lượng thuốc, đủ thời gian điều trị., có theo dõi đánh giá kết quả điều trị.

       Việc điều trị không đúng không tuân thủ các hướng dẫn của thầy thuốc chuyên khoa là làm vi khuẩn lao kháng thuốc và bị mắc thể lao nặng hơn, khó chữa hơn, tỷ lệ điều trị thành công thấp dễ tử vong, tốn kém về kinh tế đó là mắc bệnh lao đa kháng thuốc và đây là nguồn lây rất nguy hiểm cho cộng đồng.

      Ngoài  việc phát hiện các bệnh lao thể hoạt động chúng ta cần tần soát phát hiện những trường hợp bị nhiễm và mắc lao tiền ẩm, Vậy lao tiền ẩm là gì; Lao tiền ẩn là những đối tượng bị nhiễm vi khuẩn lao nhưng chưa trở thành bệnh lao phát triển, những trường hợp này cần xác định xem có bị mắc lao tiền ẩm hay không để điều trị ngay tránh bị mắc thể lao hoạt động vấn đề này còn ý nghĩa nữa là thời gian điều trị ngắn ít tốn kém dễ điều trị và không để lại di chứng bệnh.

    * Các đối tượng cần tần soát phát hiện lao tiền ẩm:

      - Người tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân lao phổi;

      - Người nhiễm HIV;

      - Người mắc bệnh mạn tính: Đái tháo đường, bệnh phổi nghề nghiệp…

     - Người sử dụng thuốc giảm miễn dịch kéo dài

  *  Để phòng chống bệnh lao có hiệu quả chúng ta cần thực hiện tốt 2 các biện pháp sau:

   - Phát hiện sớm người mắc bệnh lao và chữa cho họ khỏi bệnh.

   - Bệnh nhân lao đang điều trị nên đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác, nên che miệng khi ho, hắc hơi, nên khạc đờm vào mảnh giấy hoặc cốc giấy rồi đốt đi.

   - Tiêm vaccine BCG phòng bệnh lao cho trẻ em.

   - Đăng ký điều trị dự phòng lao cho trẻ em dưới 5 tuổi sống cùng nhà với người mắc bệnh lao phổi tại Trạm Y tế Phường.

   -  Chữa khỏi 1 người bệnh lao là tránh cho 10 người khác không mắc bệnh. Bởi vậy giúp đỡ người bệnh lao chữa khỏi bệnh là bảo vệ cho mình và cộng đồng.

     Vì sức khoẻ của bạn, gia đình và cộng đồng, mọi tổ chức và mỗi cá nhân hãy tích cực tham gia vào các hoạt động phòng chống bệnh lao.

     Công tác phòng chống bệnh lao không phải của riêng ai./.