Nhằm gìn giữ những giá trị nét truyền thống lịch sử hình thành thuần phong Mỹ tục, Tập quán tốt đẹp của dân tộc, được Tổ tiên và các thế hệ nhân dân TDP Nguyễn Xá gìn giữ, bảo tồn, phát huy xây dựng và vun đắp cho đến ngày nay, nhân dân Nguyễn Xá luôn tự hào nối tiếp Ông Cha, Từ giai đoạn 1975 đến 2024 một dòng chảy nối tiếp không ngừng với những thắng lợi thành tựu qua từng giai đoạn lịch sử đã chứng minhqua nhiều thế kỷ lịch sử, Nguyễn Xá là một làng bề rầy truyền thống văn hoá, cách mạng, được các đời vua, chúa Sắc Ấn, phong Hầu, nay Chính phủ nhà nước phong tặng danh hiệu Xã; “ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.”, “ Anh hùng lao động”. Khu dân cư văn hoá
Hình ảnh chính quyền và nhân dân TDP Nguyễn Xá tổ chức ngày Thánh Đản
Cũng tại ngôi Đình và Chùa Khánh vân, là nơi tổ chức nhiều cuộc họp của các tổ chức cách mạng, là nơi cất giấu cờ, súng, tài liệu mật của cách mạng trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cũng là nơi thờ vua Lý Nhân Tông, Nguyên Phi Lê Ỷ Lan và Đại tướng quân Lý Thường Kiệt, đã được nhân dân Nguyễn Xá ý thức gìn giữ và bảo vệ Di tích lịch sử được truyền từ đời này qua đời khác,các di sản như; Chuông Đồng, Bia Đá, Ngai vàngTượng Thánh và các đạo Sắc phong của các triều đại phong Ấn.
Nguyễn Xá là một vùng quê giàu truyền thống văn hiến từ bao đời nay, những giá trị lịch sử văn hóa hình thành thuần phong Mỹ tục, Tập quán tốt đẹp của dân tộc, được Tổ tiên và các thế hệ nhân dân Nguyễn Xá lưu truyền và gìn giữ; “ Con người đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau thông minh và hiếu học. Cần cù, đổi mới và sáng tạo trong lao động sản xuất.” Đất và người Nguyễn Xá như quyện chặt bồi đắp cho nhau qua nhiều thế hệ Anh hùng cách mạng; Có một vị trí địa lý diện tích Thổ cư; 36 ha được 902 hộ với 13,115 thế hệ người dân sinh sống; Ôm gọn 956.693m2 diện tích Thổ canh phì nhiêu mầu mỡ, đã nuôi dưỡng người dân Nguyễn Xá trưởng thành qua các thế kỷ
Hình ảnh các cụ ông hội bản đình ra Lễ thánh
Mảnh đất địa linh nhân kiệt trải bao đời nay, đã hun đúc nuôi dưỡng bồi đắp cho 47 dòng họ văn hóa với; 02 dòng họ Trịnh ;( Văn, Xuân ) 06 dòng họ Nguyễn ;( Kính, Văn, Mạnh, Quang, Hữu, Hải ) 02 dòng họ Hoàng ;( Văn, Vũ ) 13 dòng họ Vũ ;( Kim, Khả, Đình, Văn, Hoàng, Bằng, Khắc, Xuân, Quang, Đoàn ) 03 dòng họ Trần ;( Văn,Hoàng, Kỳ), 03 dòng họ Phạm ;( Minh, Văn, Ngọc) 02 dòng họ Đặng ;( Nghĩa, Văn) 01 dòng họ Lưu, 01 dòng họ Mai; 01 dòng họ Dương; 01 dòng họ Đào; số còn lại là một số họ mới nhập cư. Đã và đang gìn giữ Lịch sử, Di sản truyền thống văn hoá trường tồn của các thời kỳ dựng và giữ nước của dân tộc.
Hình ảnh Ông Tổ trưởng TDP Đọc lịch sử ngày Thánh Đản của làng
Trải qua các thời kỳ lưu truyền của các thế hệ lịch sử Việt Nam và những di sản văn hoá còn lưu giữ lại trong làng Tư hay còn gọi là làng Nguộn, thôn Nguyễn - xã Lỗ Xá – Tổng An Xá – phú Mỹ Hào – tỉnh Hưng Yên; Vẫn được lưu truyền là một làng cổ rất lâu đời. Vào thế kỷ 18 trước công nguyên tên gọi làng Tư.
Từ lịch sử thế kỷ XVI Cảnh Hưng thứ 44 năm 1783; Vua Lê Hiển Tông sắc ban cho Đương Cảnh – Thành Hoàng Phật Ân Lý Thái Tử Thiếu đế Uyên úy, Túy tinh Tuấn Vỹ Đại Vương, Vị thần có công giúp tự Vương kết nối ngôi báu và ban tặng Mỹ nữ Dực Thuận Hựu chính diện Bình, ngày 16 tháng 05 năm thứ 44;
Cũng tại mảnh đất địa linh ngày 26 tháng 7 năm thứ 44 năm 1783; Vua Lý Hiển tông tiếp tục sắc phong cho Đương Cảnh – Thành Hoàng Phật Ân Lý Thái Tử Thiếu đế Uyên úy, Túy tinh Tuấn Vỹ Đại Vương, Cảnh Hưng có công giúp tự Vương kết nối ngôi báu và ban tặng là Anh hùng hào kiệt Dực vận, Ký vua Công chúa Nương Mỹ Lý, Chàng Tri Đô.
Hình ảnh đội Tế nam của TDP Nguyễn Xá
Ngày 25 tháng 07 năm khải định thứ 9/ 1924; Vua Khải định ban cho thôn Nguyễn – xã Lỗ Xá – Tổng Tư lê – phú Mỹ Hào; Trong việc giúp nước che chở cho dân thần tỏ ra vô cùng linh ứng nhân đại lễ mừng vua tròn 40 tuổi, Sắc phong Cho làng thờ;
Lý phu nhân Tôn thần Hoàng đế húy Cần Đức Lý triều Mỹ Lương Hoàng Thái hậu Lê Ỷ Lan Phật ân Lý thái tử Tôn thần ( Đoan túc Dực bảo Trung hưng Tôn thần) Thần Mỹ tự Quang ý Trung đẳng thần
Vào khoảng cuối thế kỷ thứ XX đầu thế kỷ thứ XXI vua Lý Nhân Tôn và Lý Thường Kiệt trên đường đi đánh giặc có đi qua và hạ trại tại khu vực Đình làng của thôn, tại đây nhà vua đã nhân dân che chở bao bọc lập trại trong làng chiêu quân mã tướng đi đánh giặc và giành thắng lợi vẻ vang.
Sau khi thắng giặc trở về, nhà Vua cho hạ trại khao quân và cho lập đền thờ tại Đình làng và Chùa Khánh Vân Tự của thôn.Để giữ lễ nghi nhớ về nguồn cội, những phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc thuần phong mỹ tục của tổ dân phố Nguyễn Xá, cứ 5 năm một lần làng lại tổ chức mở lễ Hội để nam thanh, nữ tú rước Thánh, từ Đình về Chùa Khánh vân Tự, và vào các ngày mồng 1 và 15 hàng tháng trong năm, được các cụ Hội bản Đình già la tín lão tuổi từ 70 trở lên của làng, ra làm lễ Thánh Thành Hoàng làng hay còn gọi là thờ Vua Lý Nhân Tông, Đại tướng quân Lý Thường Kiệt Hoàng thái hậu Lê Ỷ Lan và các vị anh hùng dân tộc, cầu cho phúc thái dân an, mưa thuận gió hòa, tú tài đỗ đạt, nhà nhà phát tài cường thịnh, bình đẳng, no ấm.
Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, làng được chia thành nhiều xóm như; xóm Tư; xóm Ngõ; xóm Đình; xóm Đồng; xóm Vườn Cà; xóm 5; xóm Ngã ba; xóm Giữa; xóm Ngõ Năm; xóm Chùa; xóm Cống Đá; xóm Nghể; xóm Bãi Điếm; xóm Quán; xóm Mới; Năm 1960 thôn tổ chức mở đường, các ngõ, xóm được mở mang thông tuyến, giao thông đi lại được thuận tiện dễ dàng và cũng từ đó đến nay được chia thành 5 xóm; xóm Đồng; xóm Ngõ; xóm 5; xóm Tư; xóm Gữa; và Tên gọi chính là 04 đội gồm; Đội; 6 - Đội; 7- Đội; 8 - Đội; 9.
Trong thời kỳ thực dân pháp xâm lược, làng Tư có tên là Làng Nguộn – thôn Nguyễn - xã Lỗ Xá – Tổng An Xá – phú Mỹ Hào – tỉnh Hưng Yên;
Sau cách mạng tháng 8 Năm 1968 hợp nhất hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên thành tỉnh Hải Hưng; đến năm 1997 lại tách tỉnh như cũ nay là tỉnh Hưng Yên. Năm 1977 và năm 1979 sát nhập ba huyện Mỹ Hào, Văn Lâm và Yên Mỹ thành huyện Mỹ Văn. Đến năm 1999 tách lại như cũ, từ đó cho đến năm 2019 làng Nguộn được gọi là thôn Nguyễn Xá - xã Nhân Hoà - huyện Mỹ Hào - tỉnh Hưng Yên. Đến tháng 5/2019 huyện Mỹ Hào được công nhận thành thị xã và thôn Nguyễn Xá được đổi thành tổ dân phố Nguyễn Xá cho đến ngày nay ( tên vẫn được gọi là làng Nguộn).
Trong những năm bị ách đô hộ của thực dân Pháp, và Đế quốc Mỹ, Phát huy truyền thống với lòng yêu nước nồng nàn, các thế hệ nhân dân đã dựng cờ phản Đế, tham gia vào các phong trào cần vương, chống Tô, Thuế, và sự càn quét giã man tàn bạo của thực dân và Đế quốc tay sai, đã có nhiều nam thanh, nữ tú tham gia đốt phá, chống lập đồn bốt, chống bắt phu bắt lính, Năm 1947 Đảng lao động Việt Nam nay là Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập ở làng. Được Đảng trực tiếp lãnh đạo lập đội du kích mang tên Hoàng Ngân, tình nguyện đi bộ đội bảo vệ cơ sở cách mạng, bảo vệ nhân dân. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước và bảo vệ tổ quốc XHCN, hầu hết các thanh niên của làng lên đường cầm súng bảo vệ tổ quốc, có 28 người con đã hy sinh xương máu bảo vệ cho Tổ quốc quyết sinh, và có 20 thương bệnh binh, du kích, đã chiến đấu giành độc lập thống nhất đất nước đến nay còn sống chỉ còn đếm trên đầu ngón tay.
Trong những chiến đáu ác liệt chống giặc ngoại xâm nhân dân Nguyễn Xá ở hậu phương cũng như ngoài mặt trận kêu gọi sức người, sức của vì tiền tuyến theo đúng khẩu hiệu “ Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”. Nhiều hộ gia đình giàu có đã cống hiến nhà cửa, đất và còn nuôi bộ đội quân giới lập nhà máy sửa chữa, sản xuất súng đạn phục vụ cho chiến đấu. Trong những năm chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, làng được phong 02 bà Mẹ Việt Nam anh hùng, nhiều người được thưởng huân huy chương kháng chiến nhà nước chao tặng các loại.
Mảnh đất địa linh Nhân kiệt, trước sau vẫn giữ một truyền thống trong đấu tranh; Bất khuất kiên trung, Anh hùng cách mạng và tình yêu quê hương đất nước, một mảnh đất có bề rầy lịch sử truyền thống văn hoá, và hiếu học của một làng quê, từ bao nhiêu đời nay, các dòng họ nối tiếp đỗ đạt các chức quan trọng, Xưa có; cụ TránhTổng; cụ Tránh lý; cụ Nghè; cụ Đồ nho; cụ Đồ Hương; và các chức danh Tú tài; Khóa bảng; thầy Đồ, thầy Lang; Đặc biệt ( dòng họTrịnh tộc, tự hào là con cháu dòng dõi Chúa Trịnh vẫn còn lưu giữ di sản)
Nối gót Ông, Cha, phát huy truyền thống cách mạng và giàu lòng yêu nướcnồng nàn của 902 hộ dân với gần 4 nghìn người dân của TDP Nguyễn Xá. “ Luôn đồng lòng đoàn kết, trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm”, “ H iền lành cần cù sáng tạo thông minh trong lao động sản xuất .”,“ G iúp đỡ lẫn nhau, tương thân tương ái, ham học hỏi cầu tiến, trong văn khôi Khoa giáp ”; Tổ dân phố cùng các ngành đoàn thể và 47 dòng họ sinh sống tại TDP Nguyễn Xá, đã xây dựng; TDP Quỹ khuyến học – Dòng họ Quỹ khuyến học - Hội đoàn thể Quỹ khuyến học - Gia đình Quỹ khuyến học, hàng năm tổ chức Hội nghị biểu dương khuyến khích tặng khen thưởngcho các thế hệ con cháu đỗ đạt trong hiếu học nay; Các chức danh bảng vàng đỗ đạt, 01Giáo sư; 05Tiến sĩ; 06Phó tiến sĩ;15Cử nhân;10kỹ sư;07 Thạc sĩ và nhiều Tú tài; ĐH; CĐ;
MỘT SỐ HÌNH ẢNH LỄ THÁNH ĐẢN CỦA LÀNG
Nhập mô tả ảnh tại đây
Nhập mô tả ảnh tại đây
Nhập mô tả ảnh tại đây